Touchpoint, một công ty tiên phong trong lĩnh vực giải pháp quần áo bảo hộ lao động bền vững, đã giới thiệu một loại chất liệu mới cho quần áo bảo hộ lao động được làm từ sợi tái chế của nhà sản xuất dệt may Rester. Sợi tái chế này được sản xuất từ các quần áo bảo hộ lao động đã qua sử dụng. Đây là một bước quan trọng trong việc thúc đẩy chu trình tái chế và các mô hình kinh doanh bền vững trong ngành dệt may. Việc này góp phần bảo vệ đời sống môi trường hiện nay, tránh việc thai khác nhiên liệu quá mức.
Hai công ty tiên phong trong ngành dệt may đã cùng phát triển ReTouch – một loại vải cotton/polyester mới dành cho các ứng dụng bảo hộ lao động khắt khe. Điểm nổi bật của ReTouch là hơn 10% sợi tái chế được sử dụng từ các tấm trải giường và quần áo bảo hộ lao động thu hồi, đồng thời đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và độ bền của một loại vải bảo hộ lao động. Việc sử dụng sợi tái chế trong vải cũng giúp giảm lượng khí thải carbon, với tỷ lệ thấp hơn gần 10% so với loại vải tương tự được làm hoàn toàn từ nguyên liệu thô.
Texpro đã bắt đầu quá trình phát triển sản phẩm này vào năm 2021, với mục tiêu chứng minh tính khả thi của việc sử dụng sợi tái chế trong sản xuất quần áo bảo hộ lao động.
Noora Salonoja, Giám đốc điều hành của Touchpoint cho biết: Tại Touchpoint, chúng tôi rất vui mừng khi sản phẩm ReTouch của chúng tôi đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng của vải bảo hộ lao động và có thể sử dụng dễ dàng trong việc tẩy sạch giặt công nghiệp. Điều này cho phép chúng tôi cung cấp những giải pháp bền vững hơn cho khách hàng đa dạng của chúng tôi, từ lĩnh vực dịch vụ đến ngành chăm sóc sức khỏe.
Việc phát triển sản phẩm lâu dài thông qua sự hợp tác của nhiều bên liên quan là minh chứng cho việc thu gom, phân loại và tái chế cơ học các sản phẩm dệt may đã qua sử dụng có giá trị trong hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn của ngành dệt may. Chúng tôi đã có cơ hội thúc đẩy quá trình chuyển đổi lĩnh vực dệt may và đặt ra những tiêu chuẩn mới cho sản phẩm dệt may, theo lời của Anna-Kaisa Huttunen, Giám đốc quan hệ đối tác tại Rester.
Thu hồi sợi dệt không chỉ là giải pháp cho vấn đề rác thải dệt ngày càng tăng mà còn giúp giảm thiểu việc sử dụng nguyên liệu thô từ châu Á và giảm lượng khí thải từ quá trình sản xuất, tiêu thụ nước và năng lượng. Trong 20 năm qua, sản lượng sợi dệt đã tăng gấp đôi (Textile Exchange 2022) và ngành công nghiệp dệt may là nguyên nhân chính gây ra lượng khí thải gây hại cho môi trường: mỗi tấn hàng dệt sản xuất có thể tạo ra từ 15-35 tấn CO2e (EEA 2023a). Châu Âu hiện tạo ra khoảng 7,5 triệu tấn chất thải dệt may mỗi năm, trong đó chỉ có khoảng 1/3 được thu gom và chỉ 1% được tái chế thành sợi. Tại Phần Lan, trong số 90 triệu kg chất thải dệt may được tạo ra hàng năm, khoảng 80% được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất năng lượng (Gaia, STJM 2020). Việc áp dụng các phương pháp bền vững trong ngành dệt may là điều cần thiết.
Mục tiêu tiếp theo của Touchpoint và Rester là mở rộng việc sử dụng sợi tái chế trong các loại vải bảo hộ lao động khác và tăng dần tỷ lệ sử dụng sợi tái chế trong sản xuất vải. Vải ReTouch đã được thử nghiệm trong giai đoạn phát triển sản phẩm bởi công ty cho thuê quần áo bảo hộ lao động Lindström. Công ty này đang quan tâm đến việc sử dụng chất liệu này trong các loại vải của họ.
Thông tin liên hệ :
Địa chỉ : 2R Phạm Phú Thứ, Phường 11, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh
ĐT : 0901470794 – 0938037704