Mục lục bài viết
- 1 VẢI THUN LẠNH 4 CHIỀU :
- 2 Vải thun lạnh là gì?
- 3 Vải thun lạnh tiếng Anh là gì ?
- 4 Lịch sử phát triển vải thun lạnh như thế nào ?
- 5 Vải thun lạnh có mấy loại cơ bản ?
- 6 Vải thun lạnh 2 chiều và 4 chiều hiện nay giá bao nhiêu ?
- 7 Cách phân biệt thun lạnh so với vải thông thường như thế nào ?
- 8 Cách bảo quản vải thun lạnh
- 9 Ứng dụng của vải thun lạnh trong đời sống hiện nay
- 10 Nên mua vải thun lạnh Poly 4 chiều ở đâu ?
VẢI THUN LẠNH 4 CHIỀU :
Tên gọi khác : Vải thun lạnh, vải bột lạnh, lạnh 4 chiều, vải thun may áo thể thao
Tên tiếng Anh : Cold Spandex Fabric
Khổ 1.63m – 1kg = 3m2
Chất liệu : 100% sợi Polyester
Độ bền màu : Cao
Co giãn : 4 chiều
Trọng lượng : Trung bình 20kg / 1 cây
Vai trò : Sử dụng nhiều trong may áo thể thao, áo in 3D chuyển nhiệt, rèm cửa, vật liệu trang trí, quần lót nam.
Giá bán : Liên hệ
Kiểu dệt : máy 1 giàn – Single Jersey
Trong ngành may mặc có rất nhiều chất liệu vải khác nhau để may quần áo. Trong đó, vải thun lạnh poly là loại vải được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, nhiều người dùng chưa biết rõ về đặc tính, ưu điểm và những ứng dụng thực tế của loại vải này. Vậy nên bài viết này hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết về chất liệu thun lạnh.
Vải thun lạnh là gì?
Thun lạnh là gì?
Đây là loại vải được sản xuất theo công nghệ dệt kim với kiểu dệt Single Jersey. Nguyên liệu để tạo thành vải thun lạnh là DTY polyester (PE) (92%) và Spandex (8%) để tạo độ co giãn vải. Trong đó, tỷ lệ sợi polyester (PE) cao hơn so với spandex. Vì được làm từ lượng lớn sợi (Polyester) PE nên thun lạnh có đặc tính là độ mềm mượt, mịn và tạo cảm giác mát mẻ. Bên cạnh đó, lượng spandex giúp cho vải đứng phom và có độ co giãn cao.
Nói về dệt kiểu Jersey, đây là loại vải được dệt theo kim theo chiều ngang của bề mặt vải. Đặc biệt ở chổ chúng được dệt từ một sợi vải duy nhất chạy xuyên suốt bề mặt. Thông thường, vải Single Jersey có 2 mặt trái và mặt phải phân biệt rất rõ rệt. Mặt trái của vải có đường đan gân và mặt phải sẽ xuất hiện nhiều kết cấu vòng sợi. Đặc điểm nổi bật tất cả loại vải dệt từ Jersey kể cả bột lạnh đó là trọng lượng đều nhẹ hay tới mức trung bình vì thế vải phù hợp cho may áo quần nhẹ hoặc đồ trang trí.
Vải thun lạnh có kết cấu mỏng và nhẹ. Vải không có lông nên khi sử dụng người dùng không lo bị rụng hay xù lông làm giảm tính thẩm mỹ của sản phẩm. Đặc tính thun lạnh là sợi tổng hợp nên bắt nước kém, nhanh khô và khi đốt có mùi nhựa nhẹ, tro vón thành từng cục. Đây cũng là đặc điểm giúp nhận biết vải thun lạnh so với các loại vải khác.
Vải thun lạnh tiếng Anh là gì ?
Vải thun lạnh tên tiếng anh là Cold Spandex Fabric
Spandex (thun) đây là loại sợi được sản xuất ra nhằm mục đích để tạo nên độ co giãn của vải. Sợi spandex có khả năng co giãn cao và co giãn từ 5 đên 8 lần so với kích thước ban đầu của chúng.
Fabric là thuật ngữ dùng chỉ vải sợi điển hình như vải cotton, vải tici, vải lạnh,… chúng được dệt từ sợi organic, sợi tự nhiên hoặc sợi nhân tạo.
Lịch sử phát triển vải thun lạnh như thế nào ?
Vải thun lạnh có lịch sử phát triển phức tạp và trải dài từ thời xa xưa cho đến ngày nay. Trước tiên, tên gọi đầu tiên của polyester là Terylene đây là tên gọi bắt nguồn vào năm 1926 bởi WH Carothers ở nước Anh. Trong khoảng thời gian từ năm 1930 đến năm 1941, các nhà khoa học người Anh và phát triển ở Anh tiếp tục phát triển cải tiến loại sợi Ethylene tốt hơn. Khi nền công nghiệp tại Mỹ phát triển, các nhà đầu tư và nhà đổi mới cách mạng tại Mỹ đã phổ biến và thương mại hóa sản phẩm nhiều đến tay người tiêu dùng.
John Rex Whinfield và James Tennant Dickson là 2 nhà hóa học người Anh phát minh, vải Polyester rất nổi tiếng và đỉnh cao trong năm 1970.
Ngày nay, công ty sản xuất sợi Polyester nhiều nhất trên thế giới là tập đoàn DuPont ( trụ sở Wilmington, Delaware, Hoa Kỳ ). Ngoài ra, thế mạnh của tập đoàn là sản xuất sợi nhân tạo điển hình là sợi Nylon.
Sự bùng nổ và phát triển polyester là từ đâu
Đó là do thế chiến 2 xảy ra, nhu cầu cần sản xuất sợi để đáp ứng vật liệu hậu cần chiến tranh. Sợi Polyester rất bền có thể sản xuất vải thun cho việc may áo cho binh lính hoặc dù, nón để các cường quốc Đồng minh tham chiến. Khi chiến tranh kết thúc, việc bùng nổ kinh tế tạo điều kiện thúc đẩy thị trường vải may mặc chất liệu sợi Polyester ra đời và phát triển.
Tuy nhiên, hiện nay polyester có trong vải thun rất nhiều trên thị trường, thật khó để kiếm quần áo tiêu thụ mà không chiếm phần trăm polyester có trong vải.
Vải thun lạnh chứa sợi Polyester cháy ở nhiệt độ cao và biến thành than sau khi cháy. Những cục vón khi đốt sẽ gây bỏng da nếu bạn không cẩn thận khi sờ vào chúng
Vải thun lạnh có mấy loại cơ bản ?
Theo phân loại, thun lạnh có hai loại chính là 2 chiều và 4 chiều. Trong đó:
Thun lạnh 2 chiều
- Vải thun lạnh 2 chiều: Đây là loại vải chỉ có thể co giãn theo chiều ngang. Ưu điểm của loại vải này là giá thành rẻ. Vì vậy, với những khách hàng muốn tối ưu chi phí thì đây là lựa chọn lý tưởng. Thông thường bột lạnh 2 chiều dùng nhiều cho việc may màn, may rèm rửa hay khăn trải bàn. Ngoài ra, nhờ đặc tính co giãn 2 chiều cho nên vải có độ giữ phom rất tốt so với vải 4 chiều.
Thun bột lạnh 4 chiều
- Vải thun bột lạnh 4 chiều: Đây là loại vải có thể co dãn theo cả chiều ngang và chiều dọc nhờ sợi spandex có trong vải. Một điều thú vị là sợi spandex có thể co giãn được dài gấp 4 – 5 lần so với kích thước ban đầu của chúng, cho nên càng nhiều spandex độ co giãn của chúng càng co giãn nhiều. Loại vải này thường xuyên được lựa chọn để may các trang phục cho người mặc cần vận động nhiều. Bởi khả năng co giãn tốt sẽ mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu cho người mặc. Nhược điểm của chúng là vải giữ phom kéo vì độ đàn hồi đa dạng của chúng mang lại.
Ngoài phân loại theo độ co giãn, thun lạnh còn được chia thành từng loại khác nhau theo nguồn gốc xuất xứ. Với tiêu chí này, thun lạnh có hai loại phổ biến là Thái Lan và Hàn Quốc. Trong đó:
- Vải thun lạnh Thái Lan: Đây là loại vải có bề mặt nhẵn, bóng, mềm mượt, ít nhăn nhàu. Loại vải này có độ thoáng khí cao, khi mặc cảm giác nhẹ nhàng. Về thành phần, thun lạnh Thái Lan được làm từ các sợi nylon hoặc polyester kết hợp với khoảng 5% sợi spandex. Thun lạnh Thái Lan cũng được đánh giá cao về độ bền.
- Thun lạnh Hàn Quốc: Đây là loại vải có sự kết hợp của khoảng 80% polyester và khoảng 20% sợi spandex. Loại vải này có khả năng chống thấm nước khi bơi làm cho người mặc thoải mái vận động mà không cảm thấy bị nặng nề kèm theo đó độ co giãn tốt dễ dàng vận động khi bơi. Vì vậy, loại thun lạnh này được ứng dụng để làm đồ tập aerobic hoặc bơi lội.
Vải thun lạnh 2 chiều và 4 chiều hiện nay giá bao nhiêu ?
– Giá vải thun lạnh 2 chiều :
Vải thun lạnh 2 chiều hay còn có tên gọi khác là : Sẹc xây, Silk dày, Silk mỏng
+ Khổ 1m6 – kg 4m0 dùng để may áo giá mềm, khăn trải bàn, rèm cửa,…. giá của chúng thường giao động trong khoảng giá 55 ngàn đến 65 ngàn một kí.
– Giá vải thun lạnh 4 chiều :
Vải thun lạnh 4 chiều có tên gọi là : Bột lạnh, Vải lạnh
+ Khổ 1m6, kg 3m2 dùng để may áo thun thể thao, áo bơi lội, áo tập aerobic,… thông thường ứng dụng nhiều cho các áo cho người hay vận động ngoài trời, phù hợp với khí hậu nước ta. Về giá cả, chúng sẽ có giá giao động từ 60 ngàn đến 75 ngàn 1kg.
Đây là những chia sẽ về giá chúng tôi chia sẽ cho quý vị từ thời điểm viết bài, giá cả thay đổi là điều không thể tránh khỏi vì chúng có thể biến động giá cả trong tương lai vì thời tiết, khí hậu, lạm phát, chiến tranh,…. Mọi chi tiết về giá mới nhất quý khách có thể liên hệ vải thun Phú Sang qua số điện thoại trên trang chủ hoặc qua thông tin chúng tôi để bên dưới.
+ Ưu điểm của vải thun lạnh
Vải thun lạnh sở hữu nhiều ưu điểm khiến cho người dùng không thể bỏ qua. Những ưu điểm nổi bật có thể kể đến như:
Giàu tính thẩm mỹ
Thun lạnh luôn được lựa chọn để may quần áo thời trang bởi tính thẩm mỹ cao. Vải có hai mặt như nhau, bề mặt nhẵn, mịn , không bị xù lông nên các thành phẩm làm từ thun lạnh luôn đẹp trong suốt quá trình sử dụng.
Mỏng nhẹ, thoáng mát
Thun lạnh có ưu điểm là mỏng nhẹ và thoáng mát. Chính vì vậy, các quần áo dành cho mùa hè luôn ưu tiên lựa chọn chất liệu này đặc biệt là đồ thể thao. Vì mỏng, nhẹ và thoáng mát nên người mặc luôn cảm thấy dễ chịu.
Độ bền cao
Thun lạnh được đánh giá cao về độ bền. Lý do là vải được làm từ các sợi tổng hợp nên có cấu trúc bền có khả năng chịu được độ co giãn cao, khả năng chịu được trong nước và khả năng kháng ẩm, chống nấm mốc tốt. Vì thế cho nên vải ứng dụng nhiều trong áo thể thao, áo bơi,… vì khi hoạt động ra mồi hôi khả năng chống mốc và co giãn rất tốt.
Không có hiện tượng gấp nếp
Vải thun lạnh hầu như không có hiện tượng gấp nếp vải, hầu như khách hàng khi sử dụng vải thun lạnh đều phản hồi tích cực. Việc sử dụng gấp nếp rất dễ dàng với chiếc bàn ủi với nhiệt độ thấp. Khác với vải sợi tự nhiên thông thường khi sử dụng lâu dài vải sẽ hầu như trong tình trạng như mới.
Màu sắc đa dạng
Bảng màu sắc của thun lạnh rất đa dạng. Với sự đa dạng này, khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn được màu sắc yêu thích để may trang phục.
Bên cạnh những ưu điểm, vải thun lạnh cũng có nhược điểm nhỏ là khả năng chịu nhiệt kém. Tuy nhiên, đây không phải là trở ngại lớn. Bởi thun lạnh thường được ứng dụng để may đồ thể thao và các trang phục mặc cho mùa hè.
Khả năng tái chế sản phẩm
Vải poly có khả năng tái chế sản phẩm tốt hơn so với vải nylon, Vải poly có thể nấu chảy thành nhựa và tái chế sản phẩm mới trên thị trường.
Giữ nhiệt tốt cho cơ thể
Vải thun Poly spandex có khả năng giữ nhiệt tốt cho cơ thể trong thời tiết có độ lạnh. Vì thế, nếu khí hậu quá lạnh thay vì mặc áo ấm hay áo khoác nặng trên cơ thể thì bạn có thể dùng chất vải thun lạnh poly thay thế vừa thon gọn nhẹ nhàng vừa giúp cơ thể thoải mái giữ nhiệt. Ngoài ra, vải thun lạnh có khả năng kháng khuẩn rất tốt chúng giúp bạn tránh được các bệnh : cảm lạnh, viêm họng, hen suyễn,… do thời tiết lạnh mang lại.
Đa dạng trong phân khúc
Bất cứ thứ gì được sản xuất bằng vải thun cotton thì vải thun poly có thể đáp ứng tương tự như vậy với giá thành rẻ và phải chăng.
+ Nhược điểm vải lạnh 4 chiều
Vì thành phần vải lạnh là sợi polyester cho nên vải sẽ có cảm giác nóng hơn so với các loại vải chất liệu khác. Việc sử dụng vải lạnh rất phù hợp nếu vải có số mét trên kí càng mỏng càng tốt ( trên 3m0) hoặc vải ứng dụng thiết kế cho áo 3 lổ, các loại áo có phom dáng rộng thoải mái,…
Sợi polyester cấu tạo nên vải lạnh rất khó phân huỷ, việc tái chế hoặc vứt bỏ không đúng cách có thể gây hại cho môi trường xung quanh có thể gây tác hại đến vật nuôi hoặc cây trồng.
Cách phân biệt thun lạnh so với vải thông thường như thế nào ?
Để phân biệt được thun lạnh so với mặt hàng khác, vải thun Phú Sang sẽ liệt kê các cách sau để phân biệt chúng :
Cách 1 : Lấy tay sờ vào bề mặt vải, vải thun lạnh có bề mặt vải trơn và không có hiện tượng nhám trên bề mặt vải. Bởi vì cấu trúc sợi dài polyester mang lại, bởi vì polyester sợi sơ dài luôn phẳng phiu hơn so với vải sợi sơ ngắn.
Cách 2 : Bạn có thể lấy tay kéo vải thun lạnh ra nhiều hướng, khi kéo vải sẽ dễ dàng co giãn đa chiều mà không bị hạn chế chiều ngang hoặc chiều dọc.
Cách 3 : Vì thun lạnh làm từ sợi polyester sơ dài, cho nên vải có độ thấm hút chậm hơn so với vải pha sợi tự nhiên. Hầu như các loại sợi tự nhiên như : sợi bông Cotton, sợi tre, sợi bamboo,… đều có độ hút ẩm cực kì tốt điều đó tạo nên độ thoáng mát của vải.
Cách 4 : Màu sắc vải thun lạnh rất bắt mắt và đều màu tựa như vải silk. Đây là ưu điểm giữ màu cực tốt của vải thun lạnh nhưng việc có độ bám quá tốt cho nên khi dính dơ thì quần áo sẽ khó tẩy rửa.
Cách bảo quản vải thun lạnh
Vải thun lạnh được đánh giá cao về độ bền vững. Tuy nhiên, dù bền vững đến mấy nếu người mặc không biết cách sử dụng và bảo quản thì quần áo chất liệu thun lạnh cũng dễ bị giãn, bạc màu. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng vải thun đúng cách để tăng độ bền:
+ Hạn chế phơi móc đầu nhọn hoặc thon sau khi giặt áo ẩm ướt, việc áo bị thấm nước đem phơi kèm theo móc thon và nhọn sẽ làm vải bị chảy xệ nhanh hơn bao giờ hết. Tốt nhất bạn nên sấy khô hoặc phơi móc đầu bè hoặc móc cong vừa phải.
+ Để tránh tình trạng tích tụ điện hoặc nhăn vải trong quá trình giặt ủi, bạn nên lấy quần áo ra nhanh khỏi máy sấy khi còn hơi ẩm.
+ Vải thun lạnh có độ chống nhăn rất tốt nhờ sợi Polyester, vì thế bạn chỉ cần nhiệt độ nhẹ của bàn ủi là có thể làm phẳng mặt vải. Nhiệt độ cao về lâu dài sẽ làm vải sẽ xuất hiện một vài chỗ trũng do giãn nở không đều của vải.
+ Tránh ánh nắng gắt trực tiếp, đây là điều cơ bản khi phơi áo thun lạnh hoặc chất liệu khác. Việc phơi quá lâu sẽ làm ảnh hưởng tới màu sắc và độ bay màu vải.
Ứng dụng của vải thun lạnh trong đời sống hiện nay
Thun lạnh được ứng dụng trong may mặc nhiều loại quần áo khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất là các loại quần áo sau:
Vải thun bột lạnh ứng dụng may quần áo thể thao
Quần áo thể thao: Đây là ứng dụng phổ biến nhất. Áo quần thể thao từ chất liệu thun lạnh mang đến cảm giác mát và thoải mái cho người mặc.
Thun bột lạnh được ứng dụng may đồ ngủ
Quần áo ngủ: Khi đi ngủ, quần áo cần đảm bảo độ thoáng mát, mềm mịn để người mặc dễ chịu và đưa vào giấc ngủ ngon. Với tiêu chí này, thun lạnh cũng là chất liệu hoàn hảo.
Quần áo trẻ em phom rộng: Đối với trẻ em yêu thích chạy nhảy, vận động thì thun lạnh cũng là chất liệu vải được chọn để may quần áo. Vải thun mát lạnh, thoáng khí giúp bé không bị khó chịu khi mặc quần áo.
Nên mua vải thun lạnh Poly 4 chiều ở đâu ?
Địa chỉ mua vải thun uy tín
Nhu cầu sử dụng vải thun bột lạnh cao kéo theo nhiều đơn vị cung cấp ra đời. Vì vậy, không khó để bạn có thể tìm được một địa chỉ cung cấp vải thun. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng uy tín, chất lượng vải đảm bảo. Vậy nên trước khi mua bạn cần tìm hiểu kỹ để chọn được đơn vị cung cấp tin cậy.
Trên thị trường hiện nay, đối với dòng thun lạnh, Vải thun Phú Sang là đơn vị cung cấp hàng đầu. Khi mua vải thun tại đây, bạn sẽ luôn an tâm bởi chất lượng sản phẩm được đảm bảo tuyệt đối. Hơn nữa, thun bột lạnh tại đây còn có bảng màu đa dạng, giá thành phải chăng. Vì vậy, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn được mẫu vải phù hợp với giá tốt.
Trên đây là thông tin chi tiết về sản phẩm vải thun lạnh. Nếu bạn có nhu cầu mua loại vải này, hãy liên hệ Vải thun Phú Sang để được tư vấn chi tiết và đặt hàng với giá tốt nhất thị trường.
Địa chỉ : Vải thun Phú Sang
2R Phạm Phú Thứ, Phường 11, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh
ĐT : 0901470794
ĐT : 0938037704
Nguồn tham khảo :
https://vi.wikipedia.org/wiki/Spandex